Ô tô bị nổ lốp bất ngờ thì xử lý như thế nào

Xe đang chạy bon bon mà không may bị nổ lốp thì vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Sự việc thành viên Sammy Bui bị nổ lốp xe khi đang lưu thông trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai vào tối qua (17/10) làm dấy lên một câu hỏi: Phải làm sao khi xe bị nổ lốp?

no-lop

Nếu đang đóng tầm 100 km/h và bị nổ lốp thì coi như phó thác may rủi. Tuy nhiên theo em, tài xế cũng có thể có cách hạn chế tối đa rủi ro bằng cách:

- Rời ngay chân ga, rà nhẹ chân phanh. Chú ý không phanh chết, kể cả có ABS.

- Giữ cực chắc tay lái và lái ngược lại hướng xe bị trôi về. Tất nhiên nếu xe trôi về hướng an toàn (ngược hướng vực chẳng hạn) thì theo luôn.

- Đến khi xe giảm tốc độ rồi (tầm < 40 km/h) coi như thoát!

Tốt nhất là phải kiểm tra lốp thường xuyên, nhất là trước những chuyến đường trường. Thay lốp theo đúng tiêu chuẩn. Đừng nên cố

Cần kiểm tra lốp thường xuyên, nhất là trước những hành trình dài.

Thành viên chevroletcruz:

Nổ lốp thường làm tài xế giật mình và xe mất kiểm soát. Lúc này tài xế cần bình tĩnh phán đoán các nguy cơ trên đường có thể xảy ra để giảm đến mức tối thiểu nhất. 

Đầu tiên cứ phải là giữ tay lái trước, vì khi nổ lốp thường sẽ mất cân bằng và xe sẽ bị lao theo đà, quán tính và vì xe vẫn đang nổ máy chạy. Cho nên phải ghì tay lái lại thật chắc, giữ sao cho xe không lao theo vào: xe khác, vỉa hè, vực,... Xe bị vênh và lao theo hướng nào thì đánh hướng ngược, lại lựa vô lăng sao cho xe đi vẫn theo hướng thẳng trên đường. Sau đó mới dùng đến phanh để giảm tốc độ. lúc này nên phanh từ từ, không phanh chết, vì phanh chết xe sẽ lại mất thêm quán tính và văng nhiều hơn, ta đạp nhả phanh cho đến khi xe giảm tốc và dừng hẳn. Nếu có thể thì trong lúc hãm xe đánh lái lựa cho xe vào lề đường, tránh trường hợp xe sau cũng đang phóng nhanh sẽ xảy ra va chạm vào xe mình.

Khi bị nổ lốp, đầu tiên cần giữ tay lái thật chắc.

Thành viên tuanprado: 

Nổ lốp là trường hợp rất nguy hiểm, và sẽ nguy hiểm hơn nếu tốc độ xe lúc đó trên 50 km/h. Theo em, trong điều kiện lốp tốt, áp suất lốp đúng qui định thì rất khó có khả năng nổ lốp, kể cả chạy nhanh trên 100/h...

Lốp xe thường bị nổ trong các trường hợp dưới đây:

1. Lốp quá mòn.

2. Lốp mòn và áp suất hơi bị lớn quá so với hiện trạng của lốp. Nếu lốp bị cũ ta cũng không nên bơm lốp đúng theo qui định, chỉ nên bơm dưới qui định của nhà sản xuất xe là hơn.

mon-lop

Lốp mòn là một trong những trường hợp gây ra nổ lốp.

3. Lốp đang tốt, thậm chí là rất mới, nhưng thực ra bên hông của lốp lại bị tì vết, hoặc bị cứa rách. Thông thường mọi người hay nhìn vào gai của lốp để đánh giá về chất lượng của lốp, nhưng lốp bị nổ lại thường là nổ bên hông. Vì vậy: Nên thường xuyên kiểm tra toàn diện bộ lốp, kiểm tra bên hông lốp phía khuất bên trong xe nữa.

4. Khi trời nắng nóng, nếu lốp không thực sự tốt, xe chạy tốc độ lớn trong thời gian dài thì có thể áp suất hơi của lốp bị tăng vọt, điều này cũng có thể gây ra hiện tượng nổ lốp, đặc biệt một số bác thường có thói quen phanh nhiều cũng gây nên nóng vành, góp phần gây nóng hơi trong lốp, dẫn đến hiện tượng tăng áp suất lốp và hậu quả, nổ lốp.

5. Rất nhiều lái xe chưa quan tâm đúng mức đến viêc đảo lốp để hạn chế lốp bị mòn không đều. Đây cũng là dịp để tổng kiểm tra toàn bộ lốp bằng mắt thường. Nếu bánh xe không cân bằng động thì lốp xe càng bị mòn lệch, có thể nhìn tổng thể thì thấy lốp xe còn tốt, nhưng nếu xem xét kỹ các bác sẽ thấy có những vị trí bị mòn trầm trọng, đó sẽ là những yếu điểm có thể gây ra nổ lốp. Không những cần đảo lốp theo đúng định kỳ, mà còn phải Cân bằng động từng bánh xe nữa. Cân bằng động cũng góp phần làm cho lốp xe được mòn đều, giảm được hiện tượng rung lắc xe, giảm được tiếng ồn rít gió...

6. Lốp kém nhưng lại chất tải lên xe quá lớn, chạy đường dài, tốc độ lớn - một trong những nguyên nhân có thể gây ra nổ lốp. Xe có thể bị nổ lốp không những trên đường bằng thẳng, mà rất nhiều trường hợp bị nổ lốp ở những góc cua. Khi vào cua, xe bị nghiêng, lốp tiếp mặt đường ở một phần bên hông, từ đó có thể gây ra hiện tượng bung một phần lốp ra khỏi vành. 

7. Không thể bỏ qua khả năng lốp xe bị nổ do dính phải vật cắt quá lớn… Phải quan sát từ xa, không bao giờ rời mắt khỏi mặt đường. Rất nhiều bác lái xe, khi tham gia trò chuyện là quay sang đối tác - thói quen vô cùng nguy hiểm. Ít quan sát, không những có thể gây ra nguy hiểm, mà còn làm hại lốp khi phải phanh gấp, hại bộ giảm xóc, hại bộ phanh, gây hại cho hệ thống truyền lực của xe…

8. Rất nhiều trường hợp quan sát thì thấy lốp rất tốt, nhưng thực ra là lốp đã quá kém và nguy hiểm vì lốp bị dập ở bên trong. Khi các bác lái xe qua những gờ sắc, đường gờ bê tông, bến phà, đường ray xe lửa… nên giảm tốc độ tối đa, cho xe nhẹ nhàng lăn bánh qua. Nếu vượt qua với tốc độ lớn, xe sẽ bị cộng hưởng độ gằn mà làm dập bên trong lốp – nhìn bên ngoài sẽ không thấy gì cả, chỉ khi các bác mở lốp ra khỏi vành, sẽ nhìn thấy vết dập ngang lốp. Đây là nguy cơ tiềm ẩn gây ra nổ lốp. Lốp non hơi cũng là nguyên nhân gây ra dập bên trong lốp… Như em, em không bao giờ lái xe chạy thẳng để vượt qua gờ nổi ngang đường. Khi chạy thẳng để vượt qua gờ vuông góc với hướng xe, thì xe bị xóc dữ vì vị cộng hưởng giảm xóc cùng lúc ở cả hai bánh xe phía trước. Nếu ta chỉ cần lái xe lệch đi một góc với gờ ngang thì hai bánh xe sẽ không tiếp xúc cùng lúc với gờ ngang vì vậy sẽ không có hiện tượng cộng hưởng xóc, xe sẽ ít bị xóc hơn và đương nhiên đỡ bị dập lốp khi lốp bị non hơi.

Em vừa liệt kê một số trường hợp gây ra nổ lốp. Mỗi trường hợp, tự các bác biết phải làm gì rồi.

Phòng ngừa hiện tượng bị nổ lốp là hành vi chủ động, nhưng người lái xe còn phải biết làm gì, xử lý ra sao khi không may bị rơi vào thế bị động. Nói thì có thể nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn là sự bình tĩnh của lái xe cộng với bản lĩnh và kỹ thuật lái. Những điều này góp phần giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản. 

Cách đây khoảng hơn chục năm về trước, em có lái một con xe Corolla đời cũ kỹ của một anh bạn. Lần đó em lái xe một mình đi Hải Phòng. Đang vi vu trên đường 5 với tốc độ khoảng 60 km/h, đột nghiên em nghe tiếng nổ lớn, đồng thời xe bị sập đầu bên lái. Lập tức xe bị hiện tượng drif, đuôi xe văng sang bên phải, đầu xe thì xô sang bên trái (bên lốp xe bị nổ). Ngay lập tức em nhả chân ga, đánh lái sang bên phải, rồi nhanh chóng đánh lái ngược trở lại sang bên trái. Nói thì lâu, nhưng các thao tác diễn ra chỉ trong tích tắc. Khi xe đang bị văng đuôi sang bên phải, đầu xe xô về bên trái (bên bị nổ lốp), thì ta phải đánh lái sang bên phải là tất nhiên, nhưng nếu sau khi đánh lái sang bên phải mà ta không ngay lập tức đánh lái ngược lại thì xe sẽ bị rung giật dữ dội, nguy cơ lật xe hiện hữu. Chính thao tác quay vô lăng sang bên phải rồi ngay lập tức quay vô lăng ngược trở lại là cách làm cho xe nhanh chóng ổn định được hướng, lấy lại thăng bằng cho xe.

Một lần khác, khi em lái xe ra khỏi Lai Châu lúc 4 giờ sáng, đường mờ sương mù, xe đang chạy trên đường nhựa thì bị mất lái. Chính lúc đó em sử dụng phương pháp lái ngược chiều nhau khẩn cấp như trên. Em đã nhanh chóng lấy lại hướng lái và kiểm soát được xe. Dừng xe, xuống để xem thì mới biết là có ai đó đánh đổ bùn lên mặt đường nhựa, đây là thủ phạm gây ra mất lái…

Các bác chú ý: Tuyệt đối không được phanh gấp khi xe bị nổ lốp. Chỉ có thể phanh nhẹ nhàng khi xe đã lấy lại được ổn định theo hướng lái, tốc độ đã giảm được tối đa. Nhiều lái xe chưa có được kỹ thuật tốt và chưa luyện được phản xạ xử lý, gặp trường hợp xe bị nổ lốp là bị tê liệt thần kinh, người căng cứng, đạp phanh lút sàn làm cho xe bị rung giật dữ dội rồi văng đi… rất ghê răng!